Găng tay cao su dùng trong phòng sạch, chọn latex hay nitrile?
Găng tay cao su phòng sạch gồm 2 dòng chủ yếu là latex (làm từ cao su thiên nhiên) và nitrile (làm từ cao su tổng hợp). Do đó, để có sự lựa chọn phù hợp, bạn cần hiểu rõ những ưu nhược điểm của từng sản phẩm. Bài viết sau sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về 2 dòng găng tay này.
1/ Găng tay phòng sạch là gì?
Găng tay phòng sạch là dòng găng tay dùng một lần được sử dụng cho các phòng sạch, môi trường sản xuất linh kiện điện tử, phòng thí nghiệm, nghiên cứu…. Mục đích của việc đeo găng tay này nhằm tránh làm nhiễm bẩn một sản phẩm, thậm chí là cả quy trình. Bởi lẽ, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng mà chi phí xử lý các vấn đề ô nhiễm trong phòng sạch, đặc biệt là khi liên quan đến các tác nhân sinh học là vô cùng cao. Vậy nên việc đảm bảo duy trì mức độ sạch, kiểm soát vấn đề ô nhiễm trong phòng sạch đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Đặc biệt, môi trường sản xuất linh kiện điện tử, vi mạch bán dẫn và nghiên cứu y khoa luôn rình rập nhiều mỗi nguy hiểm cho người làm việc. Do đó, việc trang bị găng tay bảo hộ trong phòng sạch là điều hết sức cần thiết để vừa đảm bảo tính vệ sinh vừa đảm bảo an toàn cho người lao động. Chính vì lẽ đó, găng tay dùng trong phòng sạch sẽ được sản xuất trong môi trường vô trùng và tuân theo các quy định về an toàn cụ thể.
2/ Ưu nhược điểm của găng tay cao su latex và nitrile dùng trong phòng sạch.
Găng tay dùng trong phòng sạch cần tuân thủ được các tiêu chuẩn phòng sạch khắt khe. Điều đó đồng nghĩa với việc vật liệu làm ra găng tay cũng cần đáp ứng được điều này. Nếu trước đây găng tay vinyl (nhựa dẻo nhân tạo) từng là sản phẩm được yêu thích trong lĩnh vực công nghệ vĩ mô, thì nay, các vấn đề liên quan đến ô nhiễm đã khiến dòng găng tay này không còn được ưa chuộng như trước. Nhờ sở hữu những ưu điểm vượt trội, cao su là vật liệu được lựa chọn để thay thế, theo đó bao gồm găng tay dùng trong phòng sạch được làm từ cao su tự nhiên (latex) và cao su nhân tạo (nitrile).
Với mỗi dòng sẽ tương ứng với những ưu nhược điểm riêng mà muốn lựa chọn sản phẩm phù hợp bạn cần dựa vào đó. Cùng Nam Long điểm qua vấn đề này từ bảng sau.
Loại găng tay cao su dùng trong phòng sạch
|
Ưu điểm
|
Nhược điểm
|
Găng tay cao su latex
|
Độ bền và đàn hồi cao
Linh hoạt, khéo léo nhờ khả năng co giãn tốt
Có khả năng chống tĩnh điện
Độ nhạy cực tốt, tạo cảm giác y như thật
Chống đâm thủng khá tốt
Có thể phân hủy sinh học
Chi phí thấp
Cảm giác thoải mái khi sử dụng
|
Có thể gây dị ứng da trong một số trường hợp (không thường xuyên gặp). Tuy nhiên, nhược điểm này có thể khắc phục.
|
Găng tay cao su nitrile
|
Không gây kích ứng da
Độ co giãn khá tốt
Có thể chống đâm thủng
|
Chi phí cao
Tiềm ẩn những rủi ro về hóa chất khi mua phải hàng kém chất lượng, trôi nổi
|
Về cơ bản, cả 2 dòng găng tay đều đáp ứng được nhu cầu an toàn và kiểm soát ô nhiễm cần thiết trong phòng sạch. Trong đó, găng tay cao su dùng trong phòng sạch được làm 100% tự nhiên sở hữu nhiều ưu điểm hơn. Thế nhưng, nếu người sử dụng có vấn đề về dị ứng thì dòng nitrile sẽ đáp ứng tốt hơn. Vậy nên, tùy thuộc vào nhu cầu, tính chất công việc và cơ địa của mỗi người mà việc lựa chọn găng tay dùng trong phòng sạch khác nhau.
Không có nhận xét nào