Găng tay cao su loại dày được lựa chọn nhằm mục đích tăng mức độ bảo vệ đôi tay, tăng tuổi thọ cho sản phẩm vừa tiết kiệm được ngân sách đầu tư.
Tuy nhiên không phải lĩnh vực nào trang bị găng tay dày cũng tốt. Cùng Nam Long điểm qua 5 lĩnh vực ứng dụng các dòng găng tay cao su loại dày phổ biến hiện nay.

1/ Ứng dụng găng tay cao su loại dày trong ngành công nghiệp hóa chất.

Găng tay chống hóa chất là một trong những thiết bị bảo hộ không thể thiếu cho các công nhân, người làm việc trong môi trường, ngành công nghiệp hóa chất. Trong đó phổ biến nhất vẫn là dòng găng tay cao su vì chúng có độ bền cao, độ đàn hồi tốt và độ dày phù hợp, vừa đảm bảo an toàn vừa tạo được sự khéo léo cho người sử dụng.

Tùy thuộc vào tính chất của từng công việc, mức độ tiếp xúc, nồng độ hóa chất mà găng tay cao su bảo hộ được trang bị có độ dày khác nhau. Các lĩnh vực tiếp xúc trực tiếp với hóa chất như dầu khí, may mặc, nhựa, in ấn, kim loại… thường sẽ được trang bị loại găng tay cao su có độ dày tốt hơn với môi trường tiếp xúc hóa chất trong các phòng thí nghiệm, phòng sạch. Những chỉ số về mức độ an toàn sẽ được quy định rõ ràng cho từng lĩnh vực, ngành nghề.
găng tay cao su loại dày trong ngành công nghiệp hóa chất

2/ Ứng dụng găng tay cao su loại dày trong ngành điện.

Ngành điện là một trong những ngành tiềm ẩn nhiều rủi ro, mối nguy hiểm cho người lao động. Chính vì vậy, việc trang bị thiết bị bảo hộ như áo quần, ủng, găng tay cách điện… luôn được chú trọng nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người làm việc, tiếp xúc với nguồn điện.
Găng tay cách điện thường được làm bằng chất liệu cao su tổng hợp có độ dày tốt và độ bền cao, sử dụng cho mọi công trình mạng lưới điện.
Tùy thuộc vào nguồn điện, hiệu điện thế tiếp xúc mà găng tay cao su cách điện được chia thành găng tay cách điện hạ áp, trung áp và cao áp. Theo đó độ dày và các tính năng của găng tay cũng sẽ khác nhau, đặc biệt là dòng găng tay cao áp.

3/ Găng tay công nghiệp loại phủ cao su dày

Để đảm bảo an toàn khi làm việc với vật sắc nhọn như sắt, thép, có tính ăn mòn như xi măng gây hại da tay, vừa giúp tăng độ bền, găng tay bảo hộ sử dụng trong ngành công nghiệp, xây dựng thường được tráng thêm một lớp cao su dày. Ngoài ra vì tần suất làm việc thường xuyên nên lớp phủ cao su dày nhằm tăng tuổi thọ cho găng tay, song vẫn cần đảm bảo được tính linh hoạt trong quá trình sử dụng.
Găng tay công nghiệp loại phủ cao su dày
4/ Găng tay cao su gia dụng 
Công việc gia dụng không yêu cầu tiếp xúc hóa chất hay các vật sắc nhọn ở mức độ cao nhưng ngược lại tần suất làm việc cao. Chính vì vậy, găng tay cao su có độ dày vừa phải nhằm đảm bảo được an toàn cho người sử dụng vừa tạo được cảm giác thoải mái khi làm việc.
Ngoài độ dày, chị em cần chú ý đến kích thước, độ ôm sát, khả năng bám sát cũng như sự thoải mái. Hiện nay có khá nhiều dòng găng tay cao su gia dụng được tích hợp công nghệ chống khuẩn, khử mùi, chống dính, chị em có thể tham khảo để cảm thấy dễ chịu hơn khi dùng.

5/Găng tay cao su dùng trong chế biến thực phẩm

Các công việc chế biến thực phẩm, đặc biệt là thủy hải sản cần đến sự khéo léo và linh hoạt. Chính vì vậy, găng tay cao su bảo hộ dành cho lĩnh vực này không quá dày, độ dày vừa đủ để đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc. Thường thì các dòng găng tay có độ dày từ 24mil là phù hợp nhất.
găng tay cao su trong chế biến thực phẩm
Găng tay cao su sở hữu nhiều ưu điểm về độ dày, khả năng chống đâm thủng, khéo léo và linh hoạt, chính vì vậy được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tùy thuộc vào tính chất công việc và mức độ nguy hiểm mà mức độ dày mỏng của găng tay sẽ khác biệt, ngày nay để tăng mức độ bảo vệ người ta thường ứng dụng các công nghệ tính năng hiện đại, không hẳn cứ dày là tốt.
>>> Tham khảo : 9 Loại găng tay bảo hộ lao động và cách lựa chọn phù hợp nhất cho từn công việc cụ thể