phòng bệnh nghề nghiệp về da với găng tay cao su công nghiệp
Bệnh nghề nghiệp về da là một trong những nguy cơ người lao động dễ mắc phải khi làm việc trong khu công nghiệp, nhà máy sản xuất. Nguyên nhân chủ yếu do môi trường làm việc nhiều bụi bẩn, các loại hóa chất độc hại. không được trang bị các thiết bị phòng hộ như găng tay cao su công nghiệp, khẩu trang, quần áo
Môi trường làm việc trong các nhà máy xí nghiệp
nhà máy, xí nghiệp luôn là nơi chứa nhiều nguy hiểm không thể lường trước được, để đảm bảo sức khỏe khi làm việc người lao động cần phải sử dụng các loại găng tay cao su công nghiệp để bảo vệ đôi tay trước khi làm việc hoặc một số ngành nghề đặc thù cần có thiết bị bảo hộ chuyên dụng cho từng công việc
Nhiều bụi bẩn:
Những công trình, nhà máy, xí nghiệp có nhiều công nhân đang làm việc liên quan đến xây dựng, xi mạ có nhiều bụi kim loại… những thứ này sẽ bám lên tường, sàn nhà, các thiết bị máy móc… tiếp xúc lâu ngày dễ mắc những bệnh về da, phổi, hô hấp do những bụi bẩn này phát tán vào không khí. Việc lau chùi, quét dọn phải được diễn ra thường xuyên hằng ngày Những loại hóa chất tẩy rửa tiếp xúc hằng ngày gây hại cho da tay nên dùng những loại găng tay cao su công nghiệp để bảo vệ da tay tránh tiếp xúc với những bụi bẩn, hóa chất tẩy rửa
Nhiều hóa chất:
Đối với những ngành đặc thù như như các công ty hóa chất, xử lý nước thải, y tế…. thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại, bụi bẩn nhiều vi khuẩn gây hại là điều không thể tránh khỏi. Trong quá trình làm việc sẽ phải tiếp xúc với nhiều loại hóa chất khác nhau cần phải bảo đảm an toàn khi làm việc, trang bị các vật bảo hộ như găng tay cao su công nghiệp, áo, nón, khẩu trang để tránh các chất độc tiếp xúc với da, hô hấp
Dùng chung nhà vệ sinh:
Mỗi nhà máy đều có lượng lớn người lao động đang làm việc có những nhà máy có đến hàng trăm, hàng ngàn người làm việc mỗi ngày. Nhu cầu vệ sinh là rất cao lượng nhà vệ sinh để đáp ứng lại có hạn. Nhà vệ sinh phải được chà rửa thường xuyên vì đây là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà máy và cũng là nơi phát tán các mầm bệnh ra ngoài nếu những người đi vệ sinh không có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Những người lao công thường xuyên dọn dẹp nhà vệ sinh cần đeo găng tay cao su công nghiệp để bảo vệ đôi tay luôn sạch sẽ tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa và các vi khuẩn gây hại trong nhà vệ sinh ra bên ngoài
Một số bệnh nghề nghiệp về da thường gặp
Các bệnh về da do nghề nghiệp mang lại thường do tác động hay tiếp xúc với các tác nhân trong môi trường lao động. có hàng nghìn chất hóa học, chất độc hại khác nhau, môi trường làm việc nhiều bụi bẩn, vi khuẩn trong môi trường lao động tác động lên những vùng da hở (thường thấy ở những người ít đeo găng tay cao su công nghiệp khi làm việc) theo nhiều cơ chế khác nhau
Viêm da tiếp xúc kích thích:
Do các tác nhân gây tổn thương hàng rào da mà không qua cơ chế đáp ứng dị ứng miễn dịch. Tổn thương xuất hiện ngay tại vị trí tiếp xúc, thường là vùng da hở ở bàn tay, cánh tay không sử dụng các loại găng tay cao su công nghiệp khi làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp
Bệnh có thể chuyển sang cấp tính khi tiếp xúc với acid, kiềm mạnh , chất tẩy rửa, xà phòng… Biểu hiện cấp tính là đau, mụn nước, chảy dịch trong khi biểu hiện bán cấp, mạn tính là đỏ da, khô da. Bệnh nặng hơn ở vùng da mỏng ( mu tay nặng hơn lòng bàn tay).
Bệnh có thể chuyển sang cấp tính khi tiếp xúc với acid, kiềm mạnh , chất tẩy rửa, xà phòng… Biểu hiện cấp tính là đau, mụn nước, chảy dịch trong khi biểu hiện bán cấp, mạn tính là đỏ da, khô da. Bệnh nặng hơn ở vùng da mỏng ( mu tay nặng hơn lòng bàn tay).
Viêm da tiếp xúc dị ứng:
xảy ra ở vùng da hở nhưng có thể xuất hiện ở cả các vị trí khác. Tỷ lệ người bị bệnh trong cùng điều kiện môi trường làm việc khác nhau giữa các loại tác nhân :dị ứng Nikel ( có trong hầu hết các loại hợp kim), Nhựa dính(Công nhân ngành kỹ thuật cao máy tính, điện, công nhân truyền dẫn. ,… ). Nhạy cảm với một hóa chất có thể làm tăng nguy cơ dị ứng với các loại hóa chất khác có liên quan.
Viêm da tiếp xúc dị ứng do nghề nghiệp biểu hiện là ban đỏ, mụn nước, phù nề. Triệu chứng ngứa là đặc điểm nổi bật của bệnh.
Viêm da tiếp xúc dị ứng do nghề nghiệp biểu hiện là ban đỏ, mụn nước, phù nề. Triệu chứng ngứa là đặc điểm nổi bật của bệnh.
Ung thư da:
Thường gặp nhất ở những vùng da hở. Các tác nhân chính là tia cực tím, hydrocarbon thơm đa vòng, arsen, bức xạ ion hóa, chấn thương, ung thư bàng quang ở những người tiếp xúc với thuốc nhuộm, ung thư phổi trên người làm quặng amiăng.
Nếu biểu hiện ban đầu là các ban dạng chàm, ngứa, khó phân biệt với viêm da tiếp xúc và thường bị chẩn đoán nhầm là viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh, chàm dạng đồng xu, vảy nến. Tuy nhiên, thương tổn dần dần thâm nhiễm thành mảng và cuối cùng là giai đoạn ung thư
Nếu biểu hiện ban đầu là các ban dạng chàm, ngứa, khó phân biệt với viêm da tiếp xúc và thường bị chẩn đoán nhầm là viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh, chàm dạng đồng xu, vảy nến. Tuy nhiên, thương tổn dần dần thâm nhiễm thành mảng và cuối cùng là giai đoạn ung thư
Trứng cá và viêm nang lông:
Những người làm trong môi trường tiếp xúc thường xuyên với than đá, dầu mỡ sẽ có nguy cơ cao bị bít tắc cơ học đơn vị nang lông tuyến bã dẫn đến hình thành trứng cá. Xuất hiện các mụn mủ ở vùng tiếp xúc với quần áo dính dầu mỡ như cánh tay, đùi, háng.
Biện pháp phòng tránh
Những người làm việc trong ngành hóa dầu, luyện than, cơ khí, nhựa, da giày, chế biến thủy hải sản… là những người hay mắc phải các bệnh nghề nghiệp về da. Để đảm bảo sức khỏe khi làm việc cần được trang bị các dụng cụ phòng hộ khi làm việc như: đeo găng tay cao su công nghiệp khi làm việc, khẩu trang, quần áo chuyên dụng cho những ngành nghề nhất định
Đối với cá nhân:
Chủ động tự trang bị cho mình những kiến thức về an toàn lao động, các kỹ năng làm việc
Trước khi làm việc cần sử dụng Găng tay cao su công nghiệp để bảo vệ đôi tay. Ngoài ra một số công việc đòi hỏi phải trang bị thêm những thiết bị bảo hộ chuyên dụng khác như khẩu trang, quần áo.
Tuân thủ đúng nội quy, quy trình làm việc
Nhớ rửa sạch tay bằng xà phòng và thay các bộ quần áo bẩn trước khi rời khỏi nơi làm việc
Khám sức khỏe định kỳ
Biện pháp kỹ thuật:
Tiến hành cải tiến và đổi mới các kỹ thuật công nghệ. Sử dụng những loại hóa chất thân thiện với môi trường, ít độc hại để thay thế dần các loại hóa chất có tính độc cao đang sử dụng
Thiết kế nhà xưởng phải đảm bảo được độ thông thoáng, Trang bị các hệ thống làm mát hoặc hút bụi
Thường xuyên kiểm tra định kỳ, bảo trì và thay thế các bộ phận, thiết bị hư hỏng
Nhiều người lao động phải làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc nhiều bụi bẩn, hóa chất ở các nhà máy hóa chất, xử lý nước thải… tùy vào đặc thù từng loại nghề nghiệp mà mức độ tiếp xúc khác nhau thì cần trang bị những thiết bị bảo hộ. việc tiếp xúc chất bẩn, hóa chất cần có găng tay cao su công nghiệp là biện pháp bảo vệ tốt nhất cho đôi tay ngoài ra còn những vật dụng phòng hộ khác như là nón, khẩu trang, quần áo…
>>>Tham khảo ngay: 7 đối tượng cần sử dụng găng tay cao su bảo hộ khi làm việc
Không có nhận xét nào