Tin vắn

Hướng dẫn 7 cách đuổi muỗi trong nhà hiệu quả

Vào mùa mưa là thời điểm thích hợp để cho muỗi sinh sôi nhiều nhất, tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe. Chính vì vậy để giảm nguy cơ mắc bệnh do muỗi gây ra chúng ta cần chủ động dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa đúng cách.

Như thế nào là đúng cách? Để Nam Long chỉ bạn 7 cách đuổi muỗi trong nhà hiệu quả ngay sau đây

Loạt bệnh nguy hiểm do muỗi gây ra không phải ai cũng biết.

Theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), mỗi năm có khoảng 750.000 người tử vong do các căn bệnh lan truyền từ muỗi, trong đó đa số là trẻ em. Đặc biệt tại các quốc gia có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới như Việt Nam tỷ lệ lại càng cao. Cùng Nam Long điểm qua 10 căn bệnh thường thấy nhất do muỗi gây ra mà không phải ai cũng biết.

1/ Sốt xuất huyết

Muỗi đốt là nguyên nhân chính gây ra bệnh sốt xuất huyết, cụ thể hơn là muỗi vằn Aedes Aegypti. Trung bình mỗi năm có khoảng 50-100 triệu người bị sốt xuất huyết, đây cũng là căn bệnh có tốc độ lan truyền nhanh nhất hiện nay.

sot xuaast huyet - 02

2/ Sốt rét

Sốt rét do muỗi cái Anopheles truyền ký sinh trùng Plasmodium trong vết cắn khiến người bệnh sốt cao, ớn lạnh, xuất hiện các triệu chứng như bị cúm nặng. Sốt rét nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ gây tử vong.

3/ Sốt vàng da

Sốt vàng da là một dạng bệnh của sốt xuất huyết nhưng không có biện pháp điều trị. Bệnh do muỗi Acedes Aegypti gây ra. Hầu hết sau khi điều trị bệnh nhân sẽ hồi phục, song khoảng 15% sẽ để lại các biến chứng như chảy máu, rối loạn nội tạng có thể tử vong. Ngày nay bệnh sốt vàng da ngày càng tăng cao do hệ miễn dịch suy  giảm, môi trường ô nhiễm muỗi ngày càng nhiều.

4/ Viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật bản là bệnh cực kỳ nguy hiểm do lây nhiễm từ vết cắn của muỗi, khi nhiễm biểu hiện sẽ gồm sốt ở nhiệt độ cao, co giật, hôn mê, nhức đầu dữ dội… Trung bình mỗi năm có khoảng 10.000 người chết vì văn bệnh này, chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi. Và hiện bệnh viêm não Nhật Bản chưa có thuốc đặc trị.

viêm não nhật bản - 03

5/ Dirofilaria immitis

Dirofilaria immitis là nguyên nhân đe dọa tính mạng con người xuất phát từ tác nhân giun tròn trong các vết cắn của muỗi khiến bệnh lây lan.

6/ Sốt Chikungunya

Đây là bệnh do virus Chikungunya lây nhiễm qua đường trung gian là loài muỗi truyền bệnh với các triệu chứng như đau khớp, nhức đầu, nôn mửa, đau lưng, phát ban da…

7/ Sốt Rift Valley

Đây là bệnh do muỗi lây bệnh cho con người với loạt triệu chứng vô cùng khủng khiếp, lúc đầu là cảm giác như bị cúm, sau đó cứng cổ, khó chịu với ánh sáng có thể gây mù, phát triển thành một dạng bệnh não gây sốt xuất huyết hoặc tử vong.

3 cách thông thường để đuổi, tiêu diệt muỗi bạn có thể biết

Để tránh mắc các bệnh do muỗi gây ra, chúng ta cần chủ động các biện pháp phòng tránh, tiêu diệt muỗi trong không gian sống và sinh hoạt. Dưới đây là một vài cách đơn giản mà hiệu quả bạn có thể áp dụng.

1/ Đuổi muỗi bằng vợt và phun hóa chất

Cách đơn giản, rẻ tiền và nhanh chóng được nhiều người áp dụng nhất là sử dụng vợt và thuốc phun diệt muỗi. Tuy nhiên người dùng cần cẩn thận với các hóa chất trong thuốc xịt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

đuổi muỗi bằng vợt hoặc phun hóa chất - 04

2/ Đuổi muỗi bằng các biện pháp tự nhiên 

Nếu sợ hóa chất, chúng ta có thể dùng các biện pháp tự nhiên như tinh dầu (bưởi, bạc hà, sả…) hoặc đốt vỏ quýt phơi khô, mang đến những góc phòng nơi muỗi hay trú ẩn.

3/ Trồng các loại cây xua đuổi muỗi

Không xịt thuốc, đốt hương chúng ta có thể trồng một vài cây trong nhà, sân vườn để xua đuổi muỗi như cây sả, tỏi, bạc hà, tía tô, húng chanh, cúc vạn thọ…

7 bí kíp vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để loại bỏ “ổ’ muỗi hiệu quả

Để chống muỗi tận gốc, triệt để nhất vẫn là xây dựng một không gian sống sạch, loại bỏ những nơi trú ẩn cũng như giảm tỷ lệ muỗi sinh sôi nảy nở.

1/ Dọn dẹp gầm giường, gầm thang, tủ quần áo, nhà kho…

Đây là những khu vực tối muỗi thường trú ẩn, do đó bạn cần dọn dẹp chúng sạch sẽ bằng cách quét dọn, sắp xếp ngăn nắp, loại bỏ các vật dụng không cần thiết, tạo không gian thoáng đãng nhất.

>>> Xem ngay:  7 bước giúp chị em giặt quần áo bằng tay nhanh, sạch, bền đẹp

dọn dẹp nhà cửa - 05

2/ Loại bỏ những nơi nước tù đọng

Vỏ chai, vỏ dừa, lon nước ngọt, tô bát vỡ, vỏ xe… tù đọng nước là những nơi muỗi thường vào đẻ trứng. Do đó chúng ta cần loại bỏ chúng để loại bỏ lăng quăng sinh sôi thành muỗi.

3/ Phát quang các lùm cây bụi rậm

Muỗi dễ ẩn nấp ở các lùm cây bụi rậm, do đó để loại bỏ muỗi cần phát quang các bụi cây xung quanh nhà, các khu vực trồng cây ở ban công… 

4/ Thay luôn bình hoa

Bình hoa chứa nước cũng là nơi muỗi trú ẩn thường xuyên, thậm chí là sinh sôi nảy nở. Do đó nếu có thói quen cắm hoa thì bạn cần thay nước thường xuyên để tránh muỗi có nơi trú ngụ. Lưu ý các bình hoa cắm ở trên bàn thờ lâu ngày cũng cần được thay nước, vệ sinh.

5/ Cọ rửa, vệ sinh bồn rửa thường xuyên

Bồn rửa chén bát là nơi thường thu hút các côn trùng, trong đó có cả muỗi nếu không được vệ sinh kỹ, thức ăn ở cống rãnh không được loại bỏ. Đừng quên đậy kín nắp ống thoát nước.

Cọ rửa, vệ sinh bồn rửa thường xuyên - 06

6/ Dọn nhà bếp thường xuyên

Dọn dẹp nhà bếp thường xuyên và nhanh chóng vứt bỏ thức ăn thừa cũng là cách để nhằm loại bỏ sự xâm nhập của muỗi trong nhà bạn. Đối với thức ăn còn dư bạn nên đậy vào hộp, đậy kín, một số loại trái cây chín cũng thu hút muỗi.

7/ Vứt rác thường xuyên

Thùng rác cũng là nơi muỗi thường tìm đến để tìm thức ăn, do đó bạn cần duy trì thói quen đổ rác thường xuyên, đậy nắp thùng rác, tránh để hở.

Không gian sống sạch sẽ, thoáng đãng là cách hiệu quả để muỗi không có nơi trú ẩn, ngăn ngừa các mầm bệnh do muỗi gây ra, đặc biệt là trong mùa mưa. Hy vọng rằng với những cách đuổi muỗi trong nhà được chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, ngừa các mầm bệnh cho cho gia đình.

>>> Xem thêm: Găng tay cao su công nghiệp đa năng dùng siêu bền bảo vệ an toàn cho đôi tay chị em khi dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa

Không có nhận xét nào