Tin vắn

Hướng dẫn lựa chọn găng tay bảo hộ phủ cao su, nitrile, PU, PVC

Để tăng độ bám, sức căng bề mặt găng cũng như đảm bảo an toàn cho người lao động, găng tay dạng len, sợi, vải thường được phủ một lớp cao su, nitrile, PU hoặc PVC tùy thuộc vào từng tính chất công việc khác nhau. Do đó, nhận diện được sự khác biệt giữa các loại găng tay bảo hộ phủ cao su, nitrile, PU và PVC sẽ giúp người lao động lựa chọn đúng loại găng tay, đảm bảo an toàn tối đa khi sử dụng.

1/ Găng tay bảo hộ phủ cao su latex

Trong các loại thì găng tay bảo hộ phủ cao su latex được cho là phổ biến nhất, được ứng dụng trong các lĩnh vực như bảo trì, vận chuyển, sửa chữa, lắp ráp, phòng sạch, xử lý bê tông, gạch, gỗ… Điều này là vì mủ cao su thiên nhiên sở hữu nhiều tính năng ưu Việt để sản xuất găng tay như:
  • Độ đàn hồi và độ bám rất cao
  • Khả năng chống rách, chống đâm thủng lớn
  • Độ bền vô cùng cao
  • Tạo được cảm giác y như thật khi sử dụng
  • Chống hóa chất ở mức độ nhẹ 
Nếu bạn cần một loại găng tay phủ có độ bền, bám, co giãn và quan trọng là tạo cảm giác tốt thì latex là lựa chọn số 1. 
găng tay bảo hộ phủ cao su latex
2/ Găng tay bảo hộ phủ cao su Nitrile
Nitrile là phiên bản tổng hợp của latex, nghĩa là chúng được tổng hợp từ nhiều hoạt chất khác nhau, khác với mủ cao su thiên nhiên. Đây cũng là chất liệu được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ưu điểm của dòng găng tay này là cung cấp khả năng chống thủng, cắt, snags, mài mòn, dầu và nhiên liệu tuyệt vời. Tuy nhiên, với các ứng dụng trong phòng sạch, các lĩnh vực cần đến sự nhạy bén thì găng tay phủ cao su Nitrile không phải là gợi ý hoàn hảo.
>>> Tham khảo thêm : 9 loại găng tay bảo hộ và cách lựa chọn phù hợp nhất cho từng công việc đảm bảo an toàn và làm việc hiệu quả nhất

3/ Găng tay bảo hộ phủ PU (Polyurethane)
Polyurethane hay còn gọi tắt là PU – là một loại vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp. Sở hữu độ bền và khả năng kháng các tác nhân bên ngoài như thời tiết, sự oxy hóa… đặc biệt là “miễn nhiễm” với các hóa chất vô cơ và hữu cơ. Ngoài ra, khả năng chống chịu được mài mòn của PU còn tốt hơn các loại cao su thông thường. Đó là lý do không chỉ ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, PU còn là vật liệu hàng đầu để sản xuất găng tay, đặc biệt là lớp phủ tráng bên ngoài các dòng găng tay sợi, len và vải.
Với dòng găng tay phủ PU bạn có thể an tâm về khả năng bám mà không lo bị dính, sự khéo léo và bền bỉ. Tuy nhiên, nhược điểm của PU là sức đề kháng kém với nước nóng. Vậy nên nếu lựa chọn dòng găng tay phủ PU bạn cần lưu tâm đến điều này.
găng tay bảo hộ phủ pu
4/ Găng tay bảo hộ phủ PVC (Polyvinyl Clorua)
Polyvinyl Clorua viết tắt là PVC, một loại nhựa nhiệt dẻo được tạo thành từ phản ứng trùng hợp vinylclorua. Vật liệu này được thiết kế cho khả năng kháng hóa chất và chất lỏng nhẹ cũng như xử lý các chất liệu mài mòn được phủ bằng dầu mỡ. Có thể điểm qua một vài tính năng của dòng găng tay phủ PVC như:
  • Khả năng chống mài mòn tốt nhưng có thể dễ bị đâm thủng, làm gãy hoặc bị cắt
  • Tính năng linh hoạt giữ nguyên ở nhiệt độ thấp
  • Khả năng chống nước và chất tẩy rửa cao
  • Với dung môi hữu cơ khả năng kháng kém hơn thông thường
Găng tay phủ cao su, PVC hay PU ra đời nhằm mục đích cải tiến độ bám, chống mài mòn cho các dòng găng tay sợi, vải, len… Tuy nhiên, với từng tính chất công việc, mỗi dòng găng tay sẽ phát huy tốt tính năng của mình hơn. Chính vì vậy, bên cạnh yếu tố chất lượng, người lao động cần chú ý đến tính phù hợp của từng loại găng tay.

Không có nhận xét nào