Tin vắn

5 điều cần biết khi sử dụng găng tay bảo hộ cách điện

Găng tay cách điện là thiết bị bảo hộ tối quan trọng khi tay tiếp xúc với điện năng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cao nhất khi sử dụng, trước hết người dùng cần hiểu rõ về nó.
Ngành điện là một trong những ngành tiềm ẩn khá nhiều mối nguy hiểm cho người lao động. Do đó, mỗi đối tượng làm việc trong lĩnh vực này cần được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ, phổ biến nhất là găng tay cách điện. Tuy nhiên, có một thực tế là không phải găng tay cách điện nào cũng như nhau và ai cũng có thể sử dụng. Điều này còn tùy thuộc vào tính chất của từng công việc, nguồn điện mà người lao động tiếp xúc. Chính vì thế, để tránh những rủi ro ngoài ý muốn, trước khi sử dụng, người dùng cần nắm được những thông tin cần thiết về dòng thiết bị bảo hộ mà mình sẽ hoặc đang sử dụng.

1/ Biết được cấu tạo của găng tay bảo hộ cách điện đang sử dụng.

Nắm được cấu tạo của dòng găng tay bảo hộ cách điện đang sử dụng sẽ giúp bạn hiểu rõ về cách thức vận hành của thiết bị, từ đó có cách xử lý tốt khi gặp sự cố trong quá trình làm việc. 
Thị trường găng tay bảo hộ cách điện khá đa dạng. Mỗi loại sẽ có cấu tạo khác nhau, tương ứng với đó cách sử dụng cũng khác biệt. Nhìn chung phổ biến nhất hiện nay vẫn là dòng găng tay bảo hộ cách điện cao su, nghĩa là chúng sẽ được sử dụng lớp cách điện bằng cao su. Cấu tạo của chúng cơ bản sẽ có 3 lớp gồm:
  • Lớp cao su cách điện: Tùy thuộc vào mức độ điện áp và khả năng bảo vệ mà lớp cao su cách điện này sẽ có độ dày và kết hợp với các nguyên liệu khác nhau. Thường chúng sẽ được làm bằng cao su tổng hợp có độ bền cao, sử dụng cho mọi công trình điện lưới mạng.
  • Lớp găng tay lót: Lớp này nhằm giảm sự khó chịu của việc đeo găng tay cách điện, giữ ấm khi thời tiết lạnh và hấp thụ mồ hôi khi thời tiết nóng.
  • Lớp da găng bảo vệ: Lớp này sẽ nhằm mục đích bảo vệ bàn tay trước các vết cắt, trầy xước và vết đâm trong quá trình làm việc.

2/ Biết lựa chọn loại găng tay bảo hộ cách điện phù hợp với công việc.

Găng tay bảo hộ cách điện được sử dụng khá rộng rãi hiện nay, phục vụ các công việc liên quan đến điện năng như vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây dẫn điện hoặc thiết bị điện, bao gồm cả kiểm định hệ thống đo đếm điện năng… Bên cạnh đó, găng tay bảo hộ cách điện không loại trừ những công việc sửa chữa điện ở các hộ gia đình. 
9 gang tay bao ho cach dien-2
Chính vì sự đa dạng trong ứng dụng mà thị trường găng tay bảo hộ cách điện cũng trở nên phong phú. Về cơ bản, găng tay cách điện được chia thành 3 loại gồm găng tay cách điện hạ áp, trung áp và cao áp với các số KV khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào tính chất của từng công việc, cụ thể là mức độ cách điện an toàn, mà người sử dụng cần lựa chọn phù hợp.

3/ Tuân thủ các quy định an toàn khi sử dụng găng tay bảo hộ cách điện.

Mỗi dòng găng tay bảo hộ sẽ có những quy định riêng trong quá trình sử dụng, ví dụ như quy định về việc kiểm định chất lượng định kỳ, thời hạn sử dụng cần được thải bỏ để đảm bảo an toàn tối đa cho người sử dụng… Những quy định này tương ứng với mỗi lĩnh vực, đơn vị sẽ khác nhau và thường ở các đơn vị doanh nghiệp, người lao động sẽ được trang bị trước khi tiến hành các công việc. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc độc lập và chưa biết đến các quy định này thì cần tìm hiểu kỹ để tránh những rủi ro không đáng có.
>>>Xem thêm những nguy hiểm về điện  có thể gây hại đến sức khỏe nếu không có các thiết bị bảo hộ khi làm việc

4/ Luôn kiểm tra găng tay bảo hộ cách điện trước khi sử dụng

Găng tay bảo hộ cách điện trong quá trình sử dụng không tránh khỏi những rủi ro như bề mặt găng tay bị phá hủy bởi các vật sắc nhọn, hạt cáp đồng, tạo ra các lỗ nhỏ mà người sử dụng không hề hay biết (nếu không kiểm tra). Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng, bạn nên kiểm tra kỹ về mức độ an toàn, tránh chủ quan.
Cụ thể, bạn có thể kiểm tra găng tay cách điện có bị lủng lỗ hay không bằng cách bơm không khí vào găng tay, một tay giữ kín đầu găng và kiểm tra bằng tay còn lại. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, găng tay của bạn nên được kiểm tra chuyên nghiệp 6 tháng 1 lần, đặc biệt là khi phải tiếp xúc với nguồn điện cao áp.
9 gang tay bao ho cach dien-3

5/ Cách bảo quản găng tay bảo hộ cách điện

Găng tay cách điện chủ yếu được làm bằng vật liệu cao su. Chính vì thế, bạn cần hiểu đặc tính của chất liệu này. Chúng dễ hư hỏng nếu tiếp xúc lâu trong môi trường acid, dưới nhiệt độ cao hoặc các vật sắc nhọn. Do đó, để giữ gìn găng tay bền lâu cũng như đảm bảo an toàn khi sử dụng, bạn cần biết cách bảo quản chúng.
  • Sau khi sử dụng găng tay bảo hộ cách điện cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, không để trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, không nên gấp găng tay lại, lâu ngày sẽ làm giảm khả năng cách điện ở chỗ gập.
  • Khi vận chuyển găng tay cách điện phải có túi bảo vệ, không được để chúng với các vật khác, tránh va chạm, đâm thủng.
  • Khi làm việc, cần thận trọng với các vật sắc nhọn, có khả năng đâm thủng cao, các vết bẩn, dầu mỡ…
>>>Xem thêm một số loại găng tay bảo hộ và cách lựa chọn găng tay cho phù hợp với công việc đang làm
Găng tay bảo hộ cách điện được xem là vật bất ly thân với những người làm việc trong môi trường điện năng, tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện. Chính vì thế, bên cạnh việc tuân thủ các quy định thì việc trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về thiết bị bảo hộ cũng là cách giúp người lao động bảo đảm sự an toàn cho bản thân, bình tĩnh xử lý các sự cố bất ngờ, chưa kể điều này còn mang đến cảm giác an tâm và chuyên nghiệp hơn khi làm việc.
>>>Tham khảo thêm: Những loại găng tay bảo hộ chống nước tốt nhất đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Không có nhận xét nào