Tin vắn

Những tai nạn chết người khi không dùng găng tay bảo hộ cách điện

Găng tay bảo hộ cách điện ra đời nhằm bảo vệ con người trước các nguy hiểm rình rập từ nguồn điện. Song, không phải ai cũng hiểu rõ điều này, nhiều trường hợp để lại hậu quả đáng tiếc.
Theo thống kê, mỗi năm nước ta có 450-500 trường hợp tai nạn do điện, trung bình làm chết 250 người mỗi năm. Trong đó chủ yếu đến từ điện gia dụng, do sự thiếu hiểu biết của người dân, không có biện pháp phòng hộ đúng cách. Điều này càng chứng tỏ, việc trang bị các kiến thức phòng hộ và sử dụng dụng cụ bảo hộ khi tiếp xúc với nguồn điện là điều vô cùng cần thiết, để tránh những hệ lụy đáng tiếc xảy ra.
5 gang-tay-bao-ho-cach-dien

TÁC HẠI NGUY HIỂM CỦA DÒNG ĐIỆN LÊN CƠ THỂ NGƯỜI

Những tai nạn về điện thường xảy ra bất ngờ không báo trước. Khi người tiếp xúc trực tiếp với vật mang điện mà không đeo găng tay bảo hộ cách điện cũng như các thiết bị phòng hộ khác sẽ làm tăng nguy cơ bị điện giật. Mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào thời gian điện giật và cường độ dòng điện chạy qua cơ thể.
  • Cường độ dòng điện nhỏ: Thường dòng điện chỉ chạy qua người gây ra cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp làm việc trên cao như cầu thang, giàn giáo khi bị điện giật ở mức độ nhẹ nhưng gây ra bất ngờ dẫn đến té ngã, thậm chí là tử vong.
  • Cường độ dòng điện trung bình: Thường sẽ gây ra những phản ứng co cơ. Nếu xử lý kịp thời sẽ không ảnh hưởng đến tính mạng. Với mức độ này, công nhân hoặc người tiếp xúc với dòng điện cần được đeo găng tay bảo hộ cách điện.
  • Cường độ dòng điện cao: Trường hợp giật điện với cường độ dòng điện cao nếu không xử lý kịp thời có thể làm cho tim ngừng đập, dẫn đến tử vong. Nhẹ sẽ gây ra bỏng da ở mức độ nặng, nhẹ khác nhau được tính theo cường độ và thời gian tiếp xúc.
1 gang-tay-bao-ho-cach-dien

SỰ CẦN THIẾT CỦA GĂNG TAY BẢO HỘ CÁCH ĐIỆN

Nhiều người cho rằng chỉ cần chú ý trong quá trình làm việc sẽ hạn chế được việc bị điện giật. Song thực tế, các trường hợp điện giật xảy ra bất ngờ, trong các trường hợp không có sự báo trước như chập điện, nổ cầu dao, thiết bị điện không hoạt động hoặc bị tắt đột ngột…Hoặc do chủ quan, sơ ý quên tắt nguồn điện khi tiếp xúc với nguồn điện.
Chính vì vậy, việc trang bị các thiết bị bảo hộ như găng tay, mũ, nón, áo cách điện là điều cần thiết, đặc biệt đối với những người làm trong các lĩnh vực thường xuyên tiếp xúc với điện như thợ sửa điện, đường dây, lắp đặt thiết bị điện, …
Ngoài ra, những đường dây có điện áp cao, trạm biến áp có thể phóng điện ra ngoài không khí mặc dù chưa tiếp xúc trực tiếp, với khoảng cách gần vẫn bị điện giật. Đây cũng là một trong những trường hợp nhiều người chủ quan, không sử dụng thiết bị bảo vệ phòng hộ.

CÁCH XỬ LÝ TẠI CHỖ KHI GẶP NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT

Khi phát hiện người bị điện giật trước hết bạn cần lập tức ngắt nguồn điện (cầu dao) và tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Nếu không có cầu dao, bạn có thể sử dụng vật dài không dẫn điện như thanh gỗ, củi, nhựa để nhấc vật dẫn điện ra khỏi người nạn nhân. Tuyệt đối không được lại gần hay chạm vào.
Sau khi tách vật mang điện ra khỏi người nạn nhân, nhanh chóng đưa người bị điện giật ra khỏi vùng có dây điện. Sau đó đặt xuống nền nhà không có bất cứ thiết bị gì ngăn cách, mục đích là để truyền tải bớt ion còn dư xuống mặt đất. Trong trường hợp chờ xe cấp cứu tiến hành sơ cứu đúng cách bằng phương pháp hô hấp nhân tạo.
3 gang-tay-bao-ho-cach-dien
Những rủi ro về điện luôn bất ngờ không lường trước được gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy biện pháp tốt nhất để bảo đảm an toàn cho người khi làm việc là sử dụng các thiết bị phòng hộ, đặc biệt là găng tay bảo hộ cách điện.

Không có nhận xét nào